Chống thấm cho công trình xây dựng
Chống thấm không chỉ giúp duy trì vững chắc cấu trúc, ngăn chặn sự ẩm ướt và nấm mốc, mà còn tăng cường sự bền vững của công trình theo thời gian. Đồng thời, nó bảo vệ nội thất khỏi những tác động có hại của nước, giữ cho môi trường sống lành mạnh và thoải mái. Những lợi ích này không chỉ đảm bảo sự an toàn và sức khỏe cho người sử dụng mà còn làm tăng giá trị lâu dài của công trình xây dựng. Bài viết này sẽ phân tích chi tiết các khía cạnh và ảnh hưởng tích cực mà công tác chống thấm đem lại cho sự phát triển bền vững của các công trình xây dựng. Và cuối cùng chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn 8 biện pháp thi công chống thấm tốt nhất hiện nay.
1. Thi công chống thấm là gì? Hậu quả của việc không chống thấm.
1.1. Thi công chống thấm
Thi công chống thấm là một công đoạn sử dụng một hoặc nhiều phương pháp ngăn chặn hoặc làm nước không thể thẩm thấu qua bề mặt bê tông, tường nhà, mái nhà… Quá trình chống thấm nhằm mục đích bảo vệ ngôi nhà của bạn khỏi độ ẩm, tăng tuổi thọ cho mọi không gian trong căn nhà.
1.2. Hậu quả của việc không chống thấm
Độ ẩm và thấm dột lâu ngày là nguyên nhân khiến tường nhà bạn xuống cấp, không những ảnh hưởng đến tuổi thọ của tường mà còn vô cùng mất thẩm mỹ. Một ngôi nhà không thể tránh khỏi các khu vực chứa nước rò rỉ qua các khe tiếp giáp, khe nứt bê tông và về lâu dài ảnh hưởng trực tiếp đến bề mặt tường, hoen rỉ sắt thép, long sơn và bong tróc tường.
Về lâu dài, nếu các khu vực bị thấm dột không được xử lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính an toàn và tuổi thọ của công trình.
Ảnh hưởng đến hệ thống điện, gây mất an toàn cho người ở.
Tăng độ ẩm trong không khí, khiến các đồ vật bị oxi hóa nhanh.
Gây thiệt hại lớn về kinh tế do phải mất thêm các chi phí cải tạo, gây lãng phí tiền bạc và công sức.
Hậu quả của trần nhà không sử dụng biện pháp thi công chống thấm
2. Các biện pháp thi công chống thấm phổ biến hiện nay
Chúng ta biết rằng Thấm bắt nguồn từ……nước, mà nước thì có ở mọi nơi trên trái đất, mọi công trình xây dựng đều liên quan tới nước cả ở phía trong và ngoài công trình. Nói đơn giản hơn, nước là phần không thể tách rời các công trình xây dựng. Chỗ nào có nước là có nguy cơ thấm. Tuy nhiên khác với chống nóng – có thể dễ dàng nhận biết; việc chống thấm khó khăn hơn nhiều, đặc biệt là việc xử lý thấm cho các công trình đã bị thấm.
Những năm trước đây do qui mô các công trình thường là nhỏ, ít tầng; các sinh hoạt liên quan đến nước hầu như được tách biệt khỏi ngôi nhà cho nên các giải pháp chống thấm chưa cần phải quan tâm nhiều. Ngày nay, do sự thay đổi về đặc thù kiến trúc như việc kéo gần những không gian sinh hoạt liên quan tới nước vào không gian chính của công trình, việc mở rộng qui mô các công trình cả về bề rộng, chiều cao và chiều sâu, việc tích hợp nhiều phân khu chức năng có liên quan tới nước vào công trình… thì việc xử lý thấm và chống thấm đã trở thành một yêu cầu không thể bỏ qua khi xây dựng công trình.
Bản chất của hiện tượng thấm: Về mặt lý thuyết, chúng ta biết rằng các loại vật liệu xây dựng thông thường (cát , đá, gạch…) đều có những mao quản (khoảng cách giữa các hạt) có đường kính khoảng từ 20 – 40 micromet (1micromet=1/1.000 milimet). Khi bề mặt vật liệu này tiếp xúc với nước, nước sẽ xâm nhập qua các khe hở ở bề mặt, thẩm thấu theo các mao quản vào bên trong (mao dẫn) gây ra hiện tượng thấm. Mặt khác, Việt Nam là đất nước nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có sự thay đổi thất thường và chênh lệch rất lớn về nhiệt độ và độ ẩm giữa các mùa đã làm cho hiện tượng co ngót, giãn nở, nứt phá trên bề mặt bê tông diễn ra rất mạnh. Hiện tượng đó kết hợp với hiện tượng sụt, lún không đều tại các công trình sẽ tạo ra các khe nứt – đây là một yếu tố cơ bản gây ra hiện tượng thấm.
Những phần nào của công trình dễ bị thấm?
Đó là những phần công trình chịu tác động của tự nhiên (nước mưa, nước ngầm), và phần công trình liên quan tới quá trình dự trữ và sử dụng nước. Về mặt kiến trúc có thể phân loại như sau: Các phần bị thấm bởi nước mưa: tường, chân tường, mái, sàn ban công…
Những vị trí hay bị thấm nước:
Các phần bị thấm bởi nước sử dụng cả cấp và thoát nước như sàn, tường, hộp kỹ thuật… các khu vệ sinh, miệng phễu thu thoát nước ở sàn vệ sinh, sàn ban công, seno, sân thượng, sàn mái…
Vị trí tiếp giáp giữa khối xây (tường gạch) và kết cấu bê tông, tiếp giáp giữa khối xây trước – sau, khối xây cũ – mới (truờng hợp cải tạo), tiếp giáp giữa hai khối công trình xây sát nhau, tiếp giáp trên bề mặt có sử dụng các loại vật liệu khác nhau
Các phần bị thấm bởi nuớc ngầm: tầng hầm chìm trong đất, hố thang máy, móng, chân tường… Các khu vực liên quan tới bể chứa: bể phốt, bể nước (ngầm, nổi), bể bơi…
Ngoài ra còn có các vị trí khác như: chân các kết cấu, thiết bị chôn hay lắp ráp vào tường (hoa sắt, nan chắn nắng, dây chống sét…) Chân các vị trí liên kết định vị tấm mái nhẹ (bu lông, vít).
Như vậy có thể nói, nước thấm qua các kẽ hở trên bề mặt và cấu trúc vật liệu. Chính vì vậy, để tránh hiện tượng thấm dột xảy ra – giữ cho công trình của chúng ta luôn bền đẹp với thời gian thì ngay từ ban đầu quá trình xây dựng chúng ta đã phải tính tới các giải pháp chống thấm cho công trình.
2.1. Biện pháp thi công chống thấm bằng màng khò nóng
Màng khò bitum có khả năng chịu nhiệt, tia UV tốt, chống thấm cao, nên thường được sử dụng cho các công trình chống thấm sàn mái.
2.2. Biện pháp thi công chống thấm bằng Sika Latex
Chống thấm bằng Sika Latex thực chất là việc sử dụng phụ gia Sika Latex trộn với vữa xi măng và tạo thành hỗn hợp chống thấm tuyệt vời. Sika Latex thường được sử dụng cho các hạng mục nhà vệ sinh, tường nhà, mái nhà, sàn mái phổ biến.
Biện pháp thi công chông thấm sika thường được sử dụng nhiều nhất
2.3. Biện pháp chống thấm bằng màng lỏng gốc Polyurethane
Polyurethane (PU) là chất chống thấm một thành phần, dạng lỏng, sau khi lưu hóa sẽ tạo thành lớp màng polyurethane đàn hồi. Là vật liệu chống thấm cực tốt, dễ dàng thi công, chịu được tia UV, bám dính tốt nhưng giá khá đắt.
Polyurethane rất nhạy cảm với độ ẩm. Vì vậy, trước khi thi công, người ta phải đánh giá rất cẩn thận độ ẩm của tấm bê tông, nếu không sau một thời gian lớp chống thấm có thể sẽ bị bong tróc. Vật liệu này thường được thi công ở khu vực sàn mái, cho lớp gạch men lộ thiên trên sàn mái và ban công hoặc các khu vực chịu sự tác động của mặt trời.
2.4. Biện pháp sơn chống thấm epoxy
Sơn chống thấm là biện pháp thi công chống thấm đã quá quen thuộc với mọi công trình, nó không chỉ mang tới tính thẩm mỹ mà còn giúp bảo vệ mặt tường khỏi thấm nước, ngăn nước xâm nhập sâu vào bề mặt tường. Tại khu vực phía Bắc thời tiết có độ ẩm tương đối cao nên sử dụng sơn chống dột thông thường là không đủ, cần kết hợp thêm sơn chống thấm
Sử dụng sơn chống thống giúp chống thấm ngôi nhà của bạn
2.5. Thi công chống thấm bằng màng tự dính
Sử dụng để chống thấm tự dính cho dạng mái bằng hoặc mái thấp, các loại nền móng, nền nhà, tường ngăn… Ngoài ra, màng tự dính còn dùng để chống thấm những công trình công cộng, chẳng hạn như bể bơi, đường hầm…
2.6. Thi công chống thấm bằng xi măng
Phương pháp chống thấm bằng lớp xi măng được sử dụng nhiều cho các công trình như tường nhà, sàn nhà
Nền nhà được chống thấm bằng xi măng
2.7. Biện pháp thi công chống thắm bằng băng cản nước
Băng cản nước có tên gọi khác là tấm chắn nước là một phần quan trọng giúp xử lý chống thấm các khu vực như: Kết cấu mạch ngừng bê tông âm dưới ngầm hoặc kết cấu bê tông có chức năng chứa nước, dẫn nước.
Thi công chống thống bằng băng cản nước phù hợp cho các hạng mục
Thi công mạch ngừng giữa móng và cột, vỏ vòm hoặc dầm.
Thi công chống thấm cổ cống công trình phụ
Biện pháp thi công chống thấm với băng cản nước
2.8. Biện pháp chống thấm bằng keo chà ron gốc epoxy
Keo chà ron gốc Epoxy được chế tạo từ gốc Epoxy cải tiến và được trộn theo tỷ lệ 1:1. Loại keo này sẽ đông cứng chỉ trong 2 đến 3 giờ với thành phần nhựa hóa học nên độ liên kết gần như tuyệt đối, ngăn chặn tình trạng rỉ nước. Đây là biện pháp thường được sử dụng trong các hạng mục nhà vệ sinh, sân thượng ngoài trời.
3. Các khu vực cần thi công chống thấm
Trong một công trình luôn có những khu vực thường xuyên phải tiếp xúc với nước, còn gọi là khu vực ẩm ướt. Khu vực ẩm ướt trong một tòa nhà dân cư là: Tầng hầm, bể nước, mái nhà, tường ngoài, phòng vệ sinh. Dưới đây là một số hình ảnh công tác chống thấm:
Khu vực ẩm ướt do thấm dột ở toilet
Thi công chống thấm mái nhà
Thi công chống thấm sân thượng
Chống thấm cổ ống thoát nước
Chống thấm tầng hầm
Chống thấm hố pit thang máy
Quá trình chống thấm bể bơi
4. Các câu hỏi thường gặp về loại và biện pháp thi công chống thấm
4.1. Có mấy phương pháp thi công chống thấm?
Các loại chống thấm phổ biến nhất là chống thấm gốc xi măng, phụ gia chống thấm: sika latex, màng bitum, lớp phủ bitum và màng lỏng polyurethane.
4.2. Mục đích của việc chống thấm là gì?
Mục đích của việc chống thấm là ngăn nước và chống nước thẩm thấu vào bề mặt bê tông.
4.3. Chống thấm được thi công ở đâu?
Chống thấm là cần thiết cho tầng hầm, tường, nhà tắm, nhà bếp, ban công, sàn mái, mái xanh, bể nước, bể bơi, v.v.
4.4. Chống thấm dạng màng lỏng là gì?
Màng lỏng bao gồm một lớp sơn lót và hai lớp sơn phủ bên ngoài. Việc áp dụng các lớp phủ là bằng cách phun, lăn hoặc bay. Lớp chất lỏng mỏng và linh hoạt hơn so với các loại chống thấm gốc xi măng.