Tỷ lệ vàng là gì? Nó được ứng dụng trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc và nội thất như thế nào?

Tỷ lệ vàng, hay còn được biết đến với tên gọi “số vàng” hay “kích thước vàng,” không chỉ là một khái niệm toán học, mà còn là một nguyên tắc thiết kế vô cùng quan trọng trong nghệ thuật kiến trúc và hội họa. Khám phá và hiểu biết sâu sắc về tỷ lệ vàng không chỉ giúp chúng ta hiểu về những tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời nhất của nhân loại mà còn mang lại những cái nhìn sâu sắc về sự cân đối, hài hòa và mỹ thuật tự nhiên. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau.

1. Tỷ lệ vàng là gì?

Tỷ lệ vàng (The Golden Ratio) là một thuật ngữ toán học, hình học, có ký hiệu là φ (phi = 1,61803) theo bảng chữ cái Hy Lạp. Theo đó, tỷ lệ vàng tuân theo dãy Fibonacci là 1 dãy số vô hạn, bắt đầu bằng số 0 và số 1, các số tiếp theo luôn bằng tổng của 2 số liền trước cộng lại. Trình tự bắt đầu như sau: 0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34,…(ví dụ 1 + 1 = 2, 8 + 5 = 13). Có một điểm thú vị trong dãy Fibonacci là tỷ lệ giữa 2 số liên tiếp nhau luôn luôn gần bằng với 1,61803

Cụ thể là 3/2=1,5; 5/3= 1,66; 8/5= 1,6; 13/8= 1,625…khi các con số càng lớn thì càng tiến tới tỷ lệ vàng.

Sở dĩ gọi là tỷ vàng do nó được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như hội họa, nhiếp ảnh, sinh học, đặc biệt, nó được sử dụng phổ biến trong thiết kế kiến trúc và nội thất.

Về mặt hình ảnh, tỷ lệ vàng xuất hiện dưới dạng đường xoắn ốc, còn được gọi là đường xoắn ốc Fibonacci hoặc đường xoắn ốc vàng. Một đường xoắn ốc logarit phát triển theo hệ số của tỷ lệ vàng. Nó bắt đầu với tập hợp các ô vuông, mỗi ô vuông tương ứng với 8 số liên tiếp trong dãy và được xếp theo thứ tự như hình bên dưới. Sau đó, vẽ một cung tròn từ góc của số nhỏ nhất đến góc số lớn nhất còn lại, để lộ ra một hình xoắn ốc cân đối hoàn hảo.

2. Vai trò của tỷ lệ vàng trong kiến trúc

Xét về mặt kiến trúc, tỷ lệ này thường có dạng hình chữ nhật vàng – bất kỳ vật thể, công trình nào có thể chia thành dạng hình vuông và hình chữ nhật đều có thể tạo ra tỷ lệ xấp xỉ bằng 1: 1,61. Vì cả chiều dài và chiều rộng của những hình dạng ấy có thể chia theo tỷ lệ vàng. Hơn nữa, theo lý thuyết cho rằng có thể tăng hoặc giảm tỷ lệ cấu trúc trong khi vẫn duy trì được tỷ lệ vàng.

Trong nguyên lý thiết kế, tỷ lệ là một yếu tố quan trọng quyết định tổng thể của cả công trình. Áp dụng quy tắc tỷ lệ vàng sẽ giúp tạo cảm giác dễ chịu và tự nhiên hơn khi nhìn vào tác phẩm thiết kế của bạn. Nó tạm hiểu là “sự hài lòng thị giác”.

Đại diện cho sự hài lòng thị giác

Nó được dùng để xác định các mối quan hệ giữa chiều rộng và chiều cao của toà nhà, kích thước các chi tiết như mái hiên, các cột, sân, bậc thang, … nhằm đưa đến kết quả mà chúng ta dễ dàng nhìn thấy được là một ngôi nhà, công trình hài hoà, cân xứng, hoàn toàn nằm trong các tỷ lệ.Từ xa xưa, trên thế giới có rất nhiều tác phẩm kiến trúc, hội họa từ thời cổ đại đến hiện đại đã ứng dụng nó. Nó còn được con người ứng dụng trong thiết kế từ hơn 4000 năm trước. Nhiều nghiên cứu cho thấy công trình Kim Tự Tháp ở Ai Cập cũng là một trong các công trình có sử dụng tỷ lệ vàng.

Một số công trình tiêu biểu trên thế giới áp dụng tỷ lệ vàng trong kiến trúc

a) Kim Tự Tháp Ai Cập

Kim tự tháp ở Ai Cập, với vẻ đẹp huyền bí và hoàn mỹ, là một tuyệt tác kiến trúc kinh điển, chứng minh sự tinh tế và sự hiểu biết sâu sắc về tỷ lệ vàng. Các nhà kiến trúc cổ đại đã thông thạo ứng dụng tỷ lệ vàng để tạo ra sự đối xứng và cân bằng tối ưu trong cấu trúc của Kim tự tháp. Những khối đá khổng lồ được xây dựng và xếp chồng theo tỉ lệ vàng, tạo nên sự hài hòa tuyệt vời từ mọi góc độ. Sự tuân thủ này không chỉ làm nổi bật vẻ đẹp của công trình mà còn thể hiện tầm quan trọng của tỷ lệ vàng trong nghệ thuật kiến trúc của nhân loại.

Công trình Kim Tự Tháp ở Ai Cập nổi tiếng thế giới

 

b) Đền Parthenon tại Hy Lạp

Qua việc xem xét bản phác thảo, ta dễ dàng nhận thấy sự xuất hiện của các tỷ lệ xoay quanh một hình xoắn ốc. Nhờ vào khả năng trực quan của chúng, Parthenon trở thành một tác phẩm kiến trúc độc đáo, hài hòa và cân đối, vượt trội so với bất kỳ công trình nào khác trên thế giới. Sự tinh tế trong việc áp dụng các tỷ lệ này không chỉ làm nổi bật vẻ đẹp của Parthenon mà còn tạo nên một trải nghiệm thẩm mỹ không giới hạn, khiến người quan sát không thể không kinh ngạc trước sức mạnh của sự hài hòa và sự sắp xếp tỷ lệ trong kiến trúc đỉnh cao này.

Công trình đền Parthenon Hy Lạp nổi tiếng thế giới

c) Đền Taj Mahal tại Ấn Độ

Đền Taj Mahal, một trong 7 kỳ quan của thế giới, là một minh chứng xuất sắc cho việc áp dụng tỷ lệ vàng trong kiến trúc. Với 67,45% tỉ lệ vàng được tính toán và áp dụng một cách kỹ lưỡng, đền thờ này trở nên huyền bí và đẹp đẽ. Bức ảnh “thần thánh” dưới đây là một góc chụp tuyệt vời, thể hiện sự cân xứng tuyệt đối được tạo nên bởi sự khéo léo trong việc sử dụng tỷ lệ vàng. Taj Mahal không chỉ là một biểu tượng văn hóa mà còn là một bảo tàng kiến trúc tuyệt vời, nơi sức mạnh của tỷ lệ vàng được thể hiện rõ ràng.

3. Tỉ lệ vàng được áp dụng trong thiết kế nội thất

Trong thiết kế nội thất, tỷ lệ vàng đóng vai trò như một thước đo chuẩn xác nhất mà các kiến trúc sư áp dụng để tạo ra sự cân bằng, hài hoà cho các chi tiết trong ngôi nhà. Trong thiết kế nội thất chủ yếu dựa theo quy tắc tỷ lệ vàng hình chữ nhật để thiết kế, bày trí nội thất sao cho phù hợp với những vị trí của căn phòng.

Các kiến trúc sư thường áp dụng quy tắc TLV trong thiết kế nội thất

Nó giúp các kiến trúc sư dễ dàng phân chia không gian, bố trí nội thất hợp lý, trang trí, kết hợp màu sắc hài hoà giữa các không gian với nhau.

Tỷ lệ vàng trong thiết kế nội thất giúp tạo ra sự cân bằng và hài hoà cho căn phòng

Các bạn có thể tham khảo thêm một số mẫu nhà đẹp ứng dụng tỷ lệ vàng trong thiết kế nội thất

Trên đây là bài viết chia sẻ về những ứng dụng tuyệt vời của tỷ lệ vàng trong thiết kế kiến trúc cũng như trong cuộc sống. Cảm ơn các độc giả!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận



Liên hệ tư vấn thiết kế và thi công trực tiếp